Cái giá của nhân tính trong fandom Naruto, hay là nói chuyện về sự do dự.

No photo description available.

Disclaimer: bài này dài. Có thể (chắc chắn) lan man (vì luôn luôn được soạn lúc đang buồn ngủ). Nếu bạn là anti thì khả năng sẽ thấy bài này đang làm nhảm vô nghĩa.

Vào năm 1967, triết gia Philippa Foot qua một tiểu luận của mình đã đưa ra thí nghiệm tưởng tượng về đạo đức khá nổi tiếng, với tên gọi “The Trolley Problem”. Phiên bản cơ bản nhất của vấn đề này như sau:

Có một xe đẩy/tàu điện đang chạy trên đường ray tiến về phía một ngã ba; trên một nhánh của đường ray có 5 người công nhân bị trói chặt không thể di chuyển, và tàu đang tiến thẳng về phía họ. Bạn đang đứng cách đó không xa, cạnh một đòn bẩy. Nếu kéo đòn bẩy này, tàu sẽ đổi hướng sang nhánh còn lại của đường ray. Tuy nhiên bạn nhận ra hướng đó cũng có một người. Bạn có 2 (và chỉ 2) lựa chọn:
1. Không làm gì, và tàu sẽ cứ thể cán qua 5 người công nhân.
2. Đẩy cần gạt, đổi hướng tàu và thay vào đó 1 người sẽ bị cán.
Lựa chọn nào nhân đạo hơn? Hay đơn giản hơn: Đâu mới là quyết định đúng?

Tuy tôi rất khuyến khích các bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, cũng như nghĩ ra một lựa chọn cho bản thân mình; đây lại không phải chủ đề chính của bài viết ngày hôm nay.

The Trolley Problem là một song đề (dilemma). Một song đề đưa ra hai lựa chọn khó khăn, tiến thoái lưỡng nan, là một thử thách khiến người nghe phải do dự để đưa ra được một quyết định mà họ có thể cho là đúng.
Hay nói đơn giản hơn, đây là những trường hợp buộc bạn phải chọn giữa một quyết định tệ, và một quyết định tệ khác.

Trong đại chiến ninja thứ 4, một trong những hành động gây tranh cãi nhiều nhất của Sakura là khi con bé chần chừ trước việc đâm vào con mắt phải của Obito, dẫn đến Madara kịp thời cướp được sharingan.
Sự do dự này của Sakura bị chỉ trích nhiều kinh khủng, nằm trong hằng hà sa số những hành động của con bé thường xuyên được lôi ra để sỉ vả nó vô dụng.

Thế có đúng là con bé đã do dự không? Có! Đúng chứ! Và ôi, tôi yêu cái sự do dự này của nó vô cùng. Tôi vẫn luôn nói Sakura là một nhân vật thực người, và chính giây phút này là một trong những khoảnh khắc đã thể hiện cái người ấy rõ rệt nhất.

Tại sao con bé lại do dự? Chẳng phải công việc của một nhẫn giả chính là phải dứt khoát ra tay tiêu diệt kẻ địch sao? Huống chi tình huống này không phải là hạ thủ, mà chỉ đơn giản là phá đi con mắt của Obito. Quá đơn giản. Chỉ cần một đường nhanh gọn. Tại sao con bé lại chần chừ, để Madara kịp cướp đi con mắt??

Thứ nhất:

Thời gian Sakura do dự không hề dài. Nếu thực sự theo dõi tiết tấu của truyện, hầu như người đọc sẽ cảm thấy toàn bộ cuộc cút bắt giữa Naruto, Sasuke và Madara, cho tới khi Madara tới được chỗ Sakura và Obito, diễn ra vô cùng nhanh. Thời gian con bé chần chừ tính bằng giây, nếu không muốn nói chỉ khoảng vài ba giây. Đây là tốc độ phản ứng cực kỳ hợp lý của một người vừa bất ngờ được đưa một chỉ thị. Ngay trong cuộc sống bạn cũng có thể gặp những trường hợp một ai đấy được đưa ra một mệnh lệnh, và họ sẽ mất khoảng 1 giây mới có thể phản ứng làm theo được mệnh lệnh đó. Thời gian phản ứng cộng với thời gian thao tác mất khoảng thời gian từ 1 đến 2 giây thực ra quá bình thường.

Bonus là có lắm thanh niên muốn counter luận điểm này bằng việc toàn bộ sự kiện ấy kéo dài 2 chapter? Xin lỗi nếu như tôi nhớ sai, vì tôi chỉ gặp láng máng luận điểm này ở đâu đó nên không nhớ rõ lắm. Nhưng cmn nếu trận đấm nhau giữa Goku và Frieza tốn tới 19 ep trên anime, và 20 chap trong manga nhưng in universe chỉ kéo dài khoảng 5 phút có hơn kém, thì việc 2 chapter đấm nhau ở Naruto chỉ diễn ra trong vòng vài giây tôi đíu thấy là cái gì đặc sắc lắm đâu 🙃🙃 moving on~

Thứ hai:

Việc ngăn cản Madara lấy mắt là team effort. Tức là việc mà cả team phải cùng nhau hoàn thành đấy? Kakashi để mất mắt, Naruto Sasuke không cản được Madara, và Sakura không kịp phá mắt của Obito. Nhưng người duy nhất bị chửi là Sakura? Tôi nghĩ vấn đề ở đây không phải sự do dự, mà là đối tượng do dự. Naruto có thể tha thứ cho 7749 phản diện của truyện trong đó có cả người đã phá hủy cuộc đời thằng bé, nhưng Sakura tha thứ cho Sasuke thì thiên hạ đi xuống vực thẳm và loài người nổi dậy chống lại sự sa đọa thối tha này. Ai do dự khi đâm mắt người khác cũng được, nhưng riêng Sakura thì phải buộc lên cọc và đốt.

Thứ ba:

Nhẫn giả phải đã quen với việc xuống tay không do dự?

Có lẽ, với đa phần các trường hợp khác.

Thực tế nếu không phải một người thái nhân cách phản xã hội, hoặc đã quen với giết chóc, và đối tượng ra tay là kẻ thù, thì xuống tay với kẻ khác chẳng bao giờ là dễ cả.

Có người nói việc ra tay đúng ra phải được huấn luyện từ ngày còn ở học viện rồi. Có lẽ là vậy; nhưng vào thời điểm genin, ít nhất là 3 đứa team 7 KHÔNG HỀ có kinh nghiệm nào trong việc lấy mạng người khác. Thứ đám nhỏ học là lý thuyết, và luyện tập an toàn dưới sự giám sát của các thầy cô. Nhiệm vụ tụi nó làm là bắt mèo và nhổ cỏ. Tới tận arc Khu rừng chết, rất nhiều genin mới lần đầu tiên chứng kiến máu đổ.

Có lẽ đối với phần lớn các nhẫn giả khác, sau khi lên chuunin đã là lúc chúng được học về thực chiến. Chắc chắn không ít người tới khi lên chuunin, thậm chí là rất lâu sau khi lên chuunin, mới lấy đi sinh mạng con người đầu tiên.
Nhưng đấy là đối với những nhẫn giả đi ngay vào chiến đấu. Sakura lại không chọn con đường đấy. Ngay sau khi Sasuke rời đi, hướng đi mà con bé chọn lại là y thuật. Đương nhiên nó vẫn luyện tập chiến đấu, vẫn làm nhiệm vụ, có lẽ cũng đã lấy mạng kẻ địch, nhưng thứ mà Sakura học nhiều nhất là giữ mạng và cứu người.

Đặc biệt trong thời điểm được yêu cầu phá mắt của Obito, mũi kunai ấy thậm chí còn không hướng vào kẻ địch. Sakura có thể đánh kẻ địch, đánh quái vật; những lần con bé “ra tay” với đồng đội cũng không để lại chấn thương nghiêm trọng, thậm chí còn không ảnh hưởng đến thể trạng.

Nói tóm lại, làm hại người vốn không phải chuyện quen thuộc với Sakura.

Thứ tư: Con mắt

Vô cùng nhạy cảm. Một người bình thường bị hạt bụi bay vào mắt cũng đủ phải đình trệ hoạt động mà mình đang làm chỉ để tìm cách loại bỏ dị vật kia khỏi mắt. Trong nhiều bộ phim ảnh, tấn công kéo dài vào mắt chính là một trong những hình thức tra tấn đáng sợ nhất. Hầu như ai cũng biết tốn thương lên mắt có thể gây đau đớn đến mức nào.

Sakura đương nhiên cũng không lạ gì chuyện đó. Đâm vào da thịt, vào tay chân, bụng ngực hay chỗ nào đó khác có lẽ đều ổn, có khi con bé chẳng phải nghĩ ngợi gì nhiều. Nhưng đâm vào mắt thì conmeno là một cái thể loại cảnh tượng mà nhiều người có khi còn chẳng dám tưởng tượng đến chứ đừng nói tự mình ra tay 🙂

Có lẽ đối với hầu hết người đọc Naruto, thì việc tác động vào mắt cũng không phải chuyện gì xa lạ nữa, khi mà trong cái truyện này người ta móc mắt nhau như móc đồ chơi 🙃🙃 Nhưng xin nhớ rằng hoạt động này thường xuyên diễn ra ở đâu, bối cảnh nào và giữa ai với ai. Vì xin lỗi các bạn nếu tôi nhớ không nhầm thì con bé nhà tôi nó chưa có cái diễm phúc được xem cảnh móc mắt gắn mắt như cài khuy kia bao giờ, nên nó không vô tư nghịch mắt người khác được!

Thứ năm: Một “song đề” có đáp án.

Giả dụ thế này đi: bạn được yêu cầu phải tát bạn thân/người yêu/người thân của mình một phát. Bạn có ra tay không? Khả năng là có, tùy vào quan hệ của bạn với đối phương.
Nhưng khác đi một chút: bạn được yêu cầu phải đấm một người (không quan trọng quen hay lạ) THẬT MẠNH. Phải dùng hết sức bình sinh. Phải khiến người kia bị thương, thậm chí phải bị thương nặng. Nếu không làm theo, thì cả hai cùng hẹo. Bạn có ra tay không? Có. Bạn sẽ ra tay, chắc chắn.
Nhưng bạn chắc chắn cũng sẽ chùn tay một chút.
Có lẽ là một giây. Có lẽ là vài giây. Thậm chí là lâu hơn, vừa chần chừ vừa nghĩ xem có cách nào khác không.
Cũng giống như vậy, trong trường hợp của Sakura, con bé cuối cùng rồi cũng sẽ ra tay. Chắc chắn là vậy. Nhưng nó không khỏi chần chừ một chút, để chắc chắn về việc mà mình chuẩn bị làm, để chuẩn bị tinh thần làm việc đó, thậm chí có lẽ để điều chỉnh lực đâm, hay còn để làm gì đi nữa thì cũng không rõ.

Khác với vấn đề xe điện, là một song đề, không có đáp án đúng, cả hai lựa chọn đều là cái giá quá lớn phải trả cho bất kỳ lựa chọn nào còn ở lại; trường hợp của Sakura lại là một vấn đề đã có sẵn câu trả lời. Ở vấn đề xe điện, câu hỏi chính được đặt ra là liệu năm sinh mạng này có đủ để đánh đổi một sinh mạng khác không. Nhưng trong trường hợp của Sakura, an nguy của cả liên minh nếu không muốn nói là của tất cả mọi người, chắc hẳn là đủ để đánh đổi bằng con mắt của Obito? Thậm chí tự thân Obito cũng đã tình nguyện đánh đổi con mắt để đánh bại Madara. Câu trả lời thì đã rõ ràng, nhưng không phải cứ có câu trả lời là có thể dễ dàng làm theo được.

Trong vấn đề xe điện, hai lựa chọn đều tệ ngang ngang nhau. Đây là một song đề khiến không ít người phải suy nghĩ nhiều ngày tháng, thậm chí không bao giờ thực sự đưa ra được một lựa chọn. Trong trường hợp của Sakura, một lựa chọn đương nhiên tệ hơn quá nhiều để thậm chí có thể nghĩ tới, nhưng không có nghĩa là lựa chọn còn lại dễ dàng. Liệu cách này có thực sự có ích không? Liệu có còn cách nào khác không? Làm thế nào để giảm thiểu đau đớn cho đối phương? Liệu có thể nào tổn thương quá lớn dẫn tới tử vong không?

Khi căng thẳng đôi khi người ta còn quên cả cách hít thở, chứ đừng nói tới làm một việc mà mình gần như chẳng quen chút nào.

Tôi thích cái việc hai lần Sakura cầm kunai hạ thủ kẻ khác, con bé đều thất bại. Một lần con bé chùn bước không thể xuống tay với Sasuke, một lần con bé do dự không thể ra tay nhanh gọn với con mắt của Obito. Lần nào cũng bị chửi. Có lẽ nếu con bé không người như thế, không chân thực như thế, thì truyện đã ngắn đi nhiều.

Sakura có thể đấm vỡ cả trăm mét vuông đất, có thể đánh bay cả trăm con clone của bijuu, có thể đập vỡ vỏ bọc rối của Sasori. Nắm đấm của con bé có sức công phá kinh hoàng, nhưng kunai của nó chẳng thể ghim vào da thịt một ai. Không phải đồng minh, lại càng không phải đồng đội.

Tôi không phải muốn chỉ ra biểu tượng gì trong việc này cả, vì rõ ràng là không có =)))))) Chỉ là một sự trùng hợp làm tôi buồn cười; máu có thể phủ lên nắm đấm của con bé, nhưng lại không thể chảy xuống thanh kunai. Một vũ khí gọn, sắc, và lạnh; quả nhiên không giống Sakura.

Việc con bé do dự, có đáng trách không thì còn tùy từng người cảm nhận. Còn tôi thì chỉ thấy đáng tiếc. Nhưng đứng trước những lựa chọn quan trọng, nếu bạn không có lấy một giây do dự thì chứng tỏ bạn thực sự muốn làm việc ấy, hoặc bạn chẳng suy nghĩ gì. Và tôi không nghĩ Sakura muốn đâm mắt Obito.

Không viết ra thì thôi, nhưng viết ra rồi thì những cái do dự này lại càng làm tôi yêu cô bé hoa anh đào của tôi hơn. Bởi vì cái do dự ấy đến từ nhân tính. Là cái do dự mà một con người ai cũng trải qua.

Và nhìn cách mà con bé bị rủa xả về cái do dự ấy, tôi mới biết thì ra nhân tính có giá thật là đắt.

© Người ngắm hoa anh đào 

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết liên quan